Một nền khoa học - công nghệ hiện đại tối tân không đảm bảo cho sự văn minh (về góc độ con người). Một xã hội văn minh không hẳn là xã hội lắm tiền nhiều của, công nghệ tân kì, vật chất hào nhoáng,.. mà nó phải thể hiện được sự nhân văn trong quan hệ giữa người với người, những nguyên vật liệu chủ chốt tạo nên cái xã hội ấy. Xét trên những tiêu chí ấy, rõ ràng xã hội Hoa Kỳ là một xã hội dã man bậc nhất của thế giới!
Trước hết hãy điểm qua vài sự vụ điển hình kiểu Mỹ về cách hành xử giữa người với người ở xứ sở cờ hoa này nhé:
- Ngày 14/12/2012, tại trường tiểu học Sandy Hook, bang Connecticut, gã trai 20 tuổi Adam Lanza xả súng giết chết 26 người (có 20 em nhỏ) sau khi đã giết mẹ đẻ của mình.
- Ngày 20 tháng 7 năm 2012, vụ xả súng tại buổi công chiếu bộ phim The Dark Knight Rises ở thành phố Aurora, tiểu bang Colorado, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và 58 người khác bị thương. Thủ phạm là "gã hề" James Holmes, 24 tuổi.
- Tháng 6/2012, One Goh bắn chết 7 người vô tội và khiến 1 người khác bị thương trong vụ xả súng tại Trường Oikos, thành phố Oakland.
- Vụ xả súng tại Đại học Công nghệ Virginia vào hôm 16/4/2007 - 33 người thiệt mạng, trong đó có cả hung thủ Seung Hui Cho (23 tuổi).
- Ngày 2/10/2006 tại trường dành cho người Amish, bang Pennsylvania, Charles Carl Roberts IV (32 tuổi) đã sát hại 5 em nhỏ từ 7-13 tuổi trước khi tự bắn mình trong khuôn viên của trường.
- Ngày 21/3/2005 tại trường trung học Red Lake, bang Minnesota, Jeffrey Weise (17 tuổi)bắn chết bảy người, làm bị thương 12 người trước khi tự sát. Trước đó, y cũng đã giết chết ông bà mình tại nhà.
- Vụ xả súng tại Đại học Arizona hôm 29/10/2002 - 4 người thiệt mạng trong đó có thủ phạm là Robert Flores
- Ngày 20/4/1999, tại trường trung học Columbine, Littleton, Colorado, Eric Harris (18 tuổi) và Dylan Klebold (17 tuổi) đã xả súng giết chết 13 học sinh và giáo viên trước khi tự sát.
- Tại Jonesboro, bang Arkansas ngày 24/3/1998, Mitchell Johnson (10 tuổi) và Andrew Golden (8 tuổi), đã mang theo 7 khẩu súng tới trường, kéo chuông cứu hỏa và bắn vào các học sinh đang chạy ra ngoài khiến 5 người chết.
- Tại trường tiểu học Cleveland tại Stockton, California hôm 17/1/1989 Patrick Edward Purdy đã bước vào sân trường với một khẩu súng trường bắn tự động và khua khoắng loạn xạ khiến 5 em nhỏ đã thiệt mạng và 30 người khác bị thương, trước khi tự sát.
- Ngày 4/5/1970 tại Đại học bang Kent, Ohio vệ binh Quốc gia đã bắn chết 4 sinh viên và bắn trọng thương 9 sinh viên khác khi những người này đang biểu tình chống lại việc Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Campuchia.
- Tại Đại học Texas ngày 1/8/1966, Charles Joseph Whitman (25 tuổi), một cựu lính thủy đánh bộ Mỹ đã giết chết 16 người và làm bị thương nhiều người khác trước khi tự sát.
Về chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, ngay từ cách đây gần 200 năm, Alexis de Tocqueville, nhà chính trị - ngoại giao của Pháp, đã phải thốt lên trong tác phẩm "Nền dân chủ ở Mỹ" rằng: "Không chỉ nền dân chủ (kiểu Mỹ - 2ku blog) khiến người ta quên đi tổ tiên của họ, mà còn ảnh hưởng đến con cháu họ và tách rời họ ra khỏi hiện tại, Mỗi một con người giờ đây bị quẳng vĩnh viễn trở lại với bản thể của mình, và có nguy cơ là anh ta sẽ bị nhốt trong nỗi cô đơn của tâm hồn." và "Chủ nghĩa cá nhân là một cảm nhận lạnh lùng và chín muồi, nó vứt bỏ từng thành viên của cộng đồng bằng cách chặt đứt bản thân anh ta rời khỏi cộng đồng của anh ta và kéo anh ta rời khỏi gia đình và bạn bè của anh ta, vì vậy sau khi anh ta đã tự tạo cho mình một vòng tròn nhỏ của riêng mình, anh ta sẵn sàng rời bỏ xã hội chung để đi tới chính mình. Ích kỷ nảy sinh ngay từ khi sinh như là một bản chất mù quáng; chủ nghĩa cá nhân tiến triển từ những phán xét sai lầm hơn là từ những cảm nhận đồi trụy; chủ nghĩa cá nhân phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của trí óc hơn là từ sự bướng bỉnh của con tim. Tính tự kỷ nhốt chặt hòn ngọc của đức hạnh trong tối tăm; chủ nghĩa cá nhân, ban đầu, chỉ liếm đức hạnh của cuộc sống chung; nhưng lâu dài chủ nghĩa cá nhân tấn công và phá hủy tất cả các đức hạnh khác và với thời gian nhốt tất cả trong tầm thấp hèn của ích kỷ".
Và những điều tiên liệu 2 thế kỷ trước đó đã và đang trở thành hiện thực, ngày càng trần trụi hơn.
Một xã hội phát triển phải là một xã hội hòa hợp được cái chung và cái cá nhân trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau với tiêu chí quyền lợi chung phải đặt lên trên quyền lợi cá nhân. Cụ thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng phải có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì lợi ích của nhau chứ không phải mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo. Một cộng đồng gắn kết như vậy sẽ tạo nên sức mạnh tập thể vô song. Có thể lấy ví dụ như về loài kiến, loài ong - những sinh vật bé nhỏ nhưng bằng khả năng tổ chức xã hội tuyệt vời của mình đã trở thành những "thế lực" đáng nể trong tự nhiên. Các cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Việt Nam cũng là một ví dụ sinh động về sức mạnh vô địch tạo ra bởi tình yêu quê hương, đất nước - sự khái quát hóa của tình làng nghĩa xóm, mối quan hệ "người với người sống để yêu nhau" trong cộng đồng xã hội Việt.
Trong xã hội Mỹ thì ngược lại. Họ đề cao vai trò cá nhân một cách quá trớn, và đặt nó núp đằng sau cái tên gọi mỹ miều "nhân quyền". Một thứ "nhân quyền" trần trụi, hoang dã. Và để điều chỉnh cái "nhân quyền" to vật vã giữa các cá nhân ấy, chính phủ Mỹ và những ông chủ đằng sau nó ấn vào tay các công dân của mình những tờ giấy phép sử dụng súng và các điều luật cổ vũ cho việc sử dụng súng. Phát biểu trước báo giới ngay sau vụ việc đau lòng hôm 14/12/2012 tại trường Sandy Hook làm 20 trẻ em thiệt mạng, vị dân biểu Cộng hòa Louis Gohmert lập luận rằng vấn đề không phải là một quốc gia tràn ngập súng mà là công dân không được trang bị súng đầy đủ. Ông ta nói: "Nghe câu chuyện về hành động anh hùng của vị hiệu trưởng, tôi ước gì bà ấy có một khẩu súng trường trong văn phòng của bà. Như vậy khi nghe tiếng súng bà sẽ mang nó ra, mà không phải lao ra, một cách anh hùng, với hai tay không" (!?).
Thử hỏi có cái xã hội nào mà chính phủ lại cổ vũ công dân của mình bắn giết nhau như vậy hay không ? Có cái xã hội văn minh nào mà mạng sống con người bị rẻ rúng vậy không? Và thực sự là dân chúng Mỹ cũng rất biết nghe "lời khuyên" của chính phủ. Ngay sau mỗi vụ thảm sát, mặc cho các ông tổng thống âu sầu rơi lệ hứa hẹn sẽ ngâm cứu biện pháp quản lý súng ống, doanh số súng bán ra lại tăng vọt. Xem ra trong cái rủi (của dân chúng) lại có cái may (cho các tay buôn súng và nhà sản xuất súng)! Và với sự dã man vốn có của xã hội Mỹ, con số 100.000 người thương vong (30.000 chết) mỗi năm vì súng đạn chắc chắn sẽ không dừng lại tại đó. Theo thống kê thì tổng số người Mỹ chết vì súng trong nước từ trước đến nay lớn hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước (số người chết vì súng của 2 năm trong nước còn nhiều hơn số lính Mỹ chết trong 20 năm xâm lược Việt Nam)! Phải chăng đây cũng là một lý do mà nước Mỹ phải "xuất khẩu dân chủ" đi khắp thế giới vì nếu để lại dùng trong nước thì chẳng mấy chốc dân số Mỹ sẽ cạn kiệt?
Người văn minh thì giải quyết mâu thuẫn bằng lý lẽ, những kẻ cục súc thì dùng sức mạnh cơ bắp còn ở Mỹ, khi ai cũng có súng và dùng súng để giải quyết mâu thuẫn thì đó chỉ có thể là những kẻ dã man. Tất nhiên, có những người Mỹ tiến bộ không chịu đựng được sự dã man đó. Trong chương trình thời sự trên VTV sau ngày xả súng tại Sandy Hook, bản tin thế giới có phát một số ý kiến của những người chống lại sự phổ biến vũ khí tại Mỹ, trong đó có người chua chát: "Ở Virginia nơi tôi sống, muốn mua 1 lon bia thì bạn phải xuất trình giấy tờ chứng minh mình đã 21 tuổi nhưng mua súng thì chẳng cần điều đó, và cũng chẳng cần bạn phải 21 tuổi". Chính vì lẽ đó, 314 triệu dân Mỹ hiện nay làm chủ tới khoảng 270 triệu khẩu súng các loại cùng cơ số đạn đủ để phục vụ cho một cuộc chiến có quy mô tương đương Thế chiến 2! Tức là sau khi trừ phần dân số là các cháu bé chưa đủ khả năng dùng súng (nhưng đủ điều kiện để làm con mồi cho những kẻ dã man như vụ Sandy Hook vừa qua!), bình quân mỗi người Mỹ sẽ có ít nhất 1 cây "hàng nóng"! Vậy nên, những người Mỹ tiến bộ đành phải cam chịu mà sống chung với cái xã hội dã man ấy!
Những nạn nhân bé nhỏ trong vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook |
- Yếu tố lịch sử: nước Mỹ là một đất nước được hình thành từ sự dã man: tàn sát người bản địa để cướp bóc của cải, đất đai; là một kẻ ăn cướp rồi dùng vốn đó để làm đồn điền, nhà máy, trở thành trọc phú, theo thời gian sự lọc lõi biến nước Mỹ thành một con buôn quốc tế và tiến lên làm ông trùm thế giới trong khoảng thời gian rất nhanh nhưng tuổi đời của nước Mỹ chỉ là dạng "con nít" so với các đất nước khác trên thế giới, nơi những con người có sự tương đồng về nguồn gốc chủng tộc - ngôn ngữ - lề lối ứng xử, sống với nhau qua rất nhiều thế hệ và hình thành nên nền tảng văn hóa bền vững.
- Yếu tố con người: những cư dân "văn minh" ban đầu của nước Mỹ là đại diện của các thực dân châu Âu vốn quen nghề bóc lột thuộc địa; một phần rất lớn trong đó là các thành phần "gái giang hồ - trai tứ chiếng", "đầu trộm đuôi cướp" bỏ trốn khỏi chính quốc hoặc bị đi đày tới Mỹ (từ cuối thập niên 1610 đến trước cách mạng Mỹ riêng thực dân Anh đã "tống: 50.000 tội phạm sang Mỹ); hầu hết cư dân "văn minh" ban đầu của Mỹ là người Ki tô giáo, mang theo những "quyền năng dã man" của giáo phái này (hành hình những người "dị giáo") và ảnh hưởng của nó còn kéo dài đến tận thế kỷ 20 (thay "dị giáo" bằng "da đen"); một lượng lớn dân số Mỹ có nguồn gốc từ nô lệ da đen do đó họ khát khao sự "tự do - nhân quyền bản năng".
- Yếu tố chính trị: nước Mỹ là biểu tượng thành công nhất của CNTB, nơi chuyên chính tư sản thể hiện rõ nét bản chất của nó. Trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" mà Karl Marx và Friedrich Engels viết cách đây 164 năm đã chỉ rõ: "Bất cứ ở chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền thì nó đã đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên. Tất cả những mối quan hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người phong kiến với "những bề trên tự nhiên" của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối "tiền trao cháo múc" không tình không nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô sỉ thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một cách chính đáng. Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem lại sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị." và "Giai cấp tư sản đã xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là quan hệ tiền nong đơn thuần".
Rõ ràng, mối quan hệ giữa người với người ở nước Mỹ đã bị đô la hóa, đến mức mà "chủ nghĩa thực dụng" cũng đã trở thành một biểu tượng văn hóa của nước Mỹ. Ở đó, những đứa con hư bị bố mẹ la rầy cũng có thể gọi điện cho cảnh sát để can thiệp vì "ngược đãi", vì "xâm phạm quyền tự do, quyền con người",... Ở đó, bố mẹ đến thăm con cũng phải báo trước và được sự đồng ý của con cái nếu không muốn bị kiện vì cái tội "xâm nhập bất hợp pháp". Ở đó, con người sống với nhau bằng sự nghi kị và cảnh giác vì ai cũng có súng và cũng có thể bóp cò với bất kỳ lí do nào. Ở đó, lá phiếu bầu được đổi chác bằng máu của người dân vì Hiệp hội súng quốc gia (National Rifle Association of America - NRA) với hơn 4.3 triệu thành viên và các thế lực đằng sau nó đủ quyền lực để bắt các vị tổng thống và chính phủ phải duy trì chính sách tự do súng ống (thậm chí 8 tổng thống Mỹ cũng là hội viên của NRA: Grant, Theodore Roosevelt, Eisenhower, Kennedy, Nixon, Reagan, Bush cha, Bush con. Ứng cử viên tổng thống năm nay Mitt Romney cũng đã tham gia hội này ngay trước kỳ bầu cử.). - Yếu tố kinh tế: Doanh số từ việc bán súng đạn tại thị trường nội địa Mỹ hiện khoảng 3.5 tỷ USD một năm, hơn chi phí quốc phòng của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Lấy ví dụ Việt Nam, chi phí quốc phòng năm 2011 thuộc loại khá cao (để dành "tiếp" bạn Khựa!), cũng chỉ là 2.8 tỷ USD. Bởi vậy, không dễ gì đám con buôn vũ khí chịu nhả bớt miếng ăn béo bở này. Mới đây, người đại diện của họ, Wayne LaPierre, CEO của NRA đã đăng đàn phát biểu rằng: "Điều duy nhất để chặn đứng 1 kẻ xấu với 1 cây súng là 1 người tốt với 1 cây súng!" (The only thing that stops a bad guy with a gun is a good guy with a gun) và họ đề nghị giải pháp "Súng và cảnh sát tại tất cả các trường học là điều cần thiết để ngăn chặn những kẻ giết người kế tiếp" (Guns and police officers in all American schools are what's needed to stop the next killer "waiting in the wings") - (thực tế thì trước giờ đã có nhiều trường học trên nước Mỹ sử dụng biện pháp vũ trang cho trường học). Dùng bạo lực để chống bạo lực là điều chẳng đặng đừng huống hồ "diễn trò" bạo lực ngay tại môi trường sư phạm của những tâm hồn non nớt nhưng người Mỹ lại rất ưa chuộng để đối xử với nhau vì nó chính là cái bản chất "cường hào ác bá" của nước Mỹ. Xem ra người Mỹ còn chưa được học những bài học vỡ lòng về cách làm NGƯỜI như Nguyễn Trãi đã từng nói: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn. Lấy trí nhân để thay cường bạo" hay "dĩ nhu thắng cương, dĩ nhược thắng cường" của Lão Tử.
- Yếu tố văn hóa: như đã nói, người Mỹ tự hào về cái văn hóa thực dụng và chủ nghĩa cá nhân của họ. Cái nền văn hóa ấy được hình thành bởi tổng hòa những vấn đề về lịch sử - con người - chính trị - kinh tế đã nêu trên. Họ thể hiện chúng trên tất cả các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như phim ảnh, văn học, âm nhạc, thể thao,.. Hình tượng người hùng của họ trong phim ảnh là những anh chàng cao bồi, sát thủ, cơ bắp,... với khả năng giết người như ngóe và đứng ngoài khuôn khổ pháp luật. Những môn thể thao họ ưa thích là những môn nặng tính bạo lực như bóng bầu dục (phải mặc giáp), vật Mỹ, quyền anh, đấu lồng,.. Với sự vị kỷ ăn sâu vào nếp sống văn hóa của mình, nên khi ông tổng thống Obama đề xuất dự luật ngân sách mới với việc cải tổ hệ thống giáo dục, y tế và giảm thuế cho người nghèo thì chính giới Mỹ và một bộ phận không nhỏ dân Mỹ sục sôi lên án Obama đang biến nước Mỹ thành một nước XHCN (qua đó đủ thấy những tiêu chí tốt đẹp của CNXH so với CNTB của nước Mỹ). Những nền tảng văn hóa thẫm đẫm nhân văn: "thương người như thể thương thân", "lá lành đùm lá rách", "hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau", "bầu ơi thương lấy bí cùng - tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "nhiễu điều phủ lấy giá gương - người trong một nước phải thương nhau cùng" hay "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ",... xem ra còn quá xa lạ với cái "thế giới văn minh" này.
Giới siêu giàu Mỹ với 1% dân số nhưng chiếm tới 99% của cải - Biểu tượng đấu tranh của phong trào "chiếm phố Wall" |
Không phải ngẫu nhiên mà quốc gia "văn minh nhất thế giới" ấy cũng tống vào xà lim số lượng tù nhân đông nhất thế giới!
Một số "hệ quả dã man" của "thế giới văn minh" Hoa Kỳ (bổ sung bởi Thiếu Long - sống và làm việc tại Mỹ)
- Văn hóa gia đình khô khan, thực dụng: Bố mẹ già thì xin mời vào viện dưỡng lão ở. Trái lại, con cái đến tuổi trưởng thành (18 tuổi) thì bị bố mẹ "đá đít" ra khỏi nhà.
- "Luật Lâu Đài" (Castle Law, Castle doctrine). Nghĩa là chủ nhà có quyền phòng thủ nhà mình như 1 tòa lâu đài, bằng súng ống, nếu họ cảm thấy bị đe dọa rằng họ sẽ bị thương vong. Nếu chủ nhà và người "xâm nhập gia cư bất hợp pháp" đều ở ngòai sân thì chủ nhà có quyền bắn. Nếu chủ nhà ở trong nhà, người xâm nhập gia cư ở ngòai cửa, thì chủ nhà phải chờ hoặc dụ người ở ngòai bước qua khỏi ranh giới (cửa nhà) thì đc bắn. Có quyền bắn chết xong rồi mới gọi cảnh sát.
- Cực đoan hơn là Luật tử thủ (Stand-your-ground law), khi mà người có súng chỉ cần tin rằng kẻ kia sắp có hành động bất hợp pháp thì có thể bắn chết. Tất cả những vụ giết người đó kẻ sát nhân đều ko cần chịu trách nhiệm trước luật pháp. Dĩ nhiên nó có những ràng buộc, nhưng những ràng buộc đó đều vô nghĩa khi người kia đã bị bắn chết, "tử vô đối chứng", không ai làm chứng, kẻ sát nhân muốn bịa gì chả đc, "tôi thật sự cảm thấy nguy hiểm", "tôi tin tưởng anh ta sắp cướp giật tôi". Họ có thể bịa ra hàng trăm hành động của người tử vong. Và thường các trường hợp là những kẻ bắn đều đc xử trắng án, vì ko ai có thể chứng minh đc khác, ko ai chứng minh đc họ nói dối, ko có bằng chứng, nhân chứng gì khác. Dĩ nhiên luật này không có giá trị với nhân viên công lực hoặc người của ngân hàng tới siết nợ cướp nhà.
- Sự dã man của xã hội Mỹ là tiền đề cho sự dã man với một cấp độ cao gấp bội của quân đội Mỹ khi đem "văn minh" đến phần còn lại của thế giới: Thí nghiệm vô nhân đạo trên người sống ngay tại nước Mỹ, tội ác trong chiến tranh thế giới thứ 2 mà đỉnh điểm là 2 quả bom nguyên tử giết chết một lúc hơn 200.000 người và nhiều triệu người bởi di chứng về sau, tội ác trong chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên, I rắc, Nam Tư, ... và tất cả những nơi nào có lính Mỹ hiện diện. Thậm chí, quân đội Mỹ còn có thành tích số 1 về tình trạng cưỡng bức và quấy rối tình dục đối với chính các đồng đội của họ.
Cứ xem cái món thể thao đặc sản của Mỹ là môn "đấu vật Mỹ" cũng đã thấy người Mỹ ưa thích cái sự "dã man" như thế nào.
ReplyDeleteSẽ có người cãi, bảo rằng đó là họ "giả vờ", vâng, có thể đúng, đấu sĩ thì giả vờ, nhưng người xem thì lại kiếm cảm giác thật. "Dã man" ở chỗ khán giả ấy!
Một điều bất công tầm mức "dã man" là 5 nước thành viên "hội đồng Bảo an của LHQ" lại sở hữu và bán tới 90% lượng vũ khí trên thế giới, từ thô sơ như con dao găm cho đến các kiểu vũ khí giết người hàng loạt, tất nhiên trong đó Mỹ phải là số 1.
Một nước Mỹ càng khoa học thì càng tiến tới đạt mục đích giết một nhát sao cho được nhiều hơn (sức công phá, tầm sát thương ...), đấy mới thật sự là "dã man". Một sự bất công thấy rõ và mang tính toàn cầu, sao không thấy ông bà "rân chủ" nào lên tiếng đòi công bằng nhỉ???
Hì ... bác hỏi thế thì làm khó cho họ quá. Mấy con cún có thể sủa / cắn đồng loại của nó chứ có mấy khi dám sủa / cắn chủ nó đâu =))
DeleteĐó là em lấy con cún ra làm ví dụ thôi nhé, chứ ko có ý nói xấu gì loài cún dễ thương đâu. Xin lỗi tất cả các loại động vật (kể cả rận) khi chúng tôi phải lấy tên tuổi của các bạn để gắn cho tụi hại dân dại nước đó vì thực sự chưa nghĩ ra được cái tên nào xứng đáng cho chúng! :D
Còn về thể thao thì mình xin bổ sung thêm 1 món nữa, đó là món đua xe Nascar tốc độ cao. Đây là môn thể thao hầu như năm nào cũng có ít nhất vài ba người chết. Các môn kia đúng là mang tính bạo lực nhưng ít có người chết, còn Nascar chết hòai, nhưng vẫn thịnh hành, ăn khách, bán được vé, giành đc các hợp đồng TV béo bở.
ReplyDeleteCám ơn Thiếu Long. Comments của bạn công phu chẳng khác nào 1 bài mới. Hì... vậy là yên tâm không nói oan cho kẻ xấu rùi :D
ReplyDeleteMình cũng cám ơn Thiếu Long về những thông tin bổ ích ở đây và cả ở bài "Hùng ca Điện Biên Phủ trên không..." nữa.
ReplyDeleteNhân đây cũng nói thêm là thằng Mỹ quả là "dã man đệ nhất" khi trả thù trận Trân Châu Cảng bằng 2 quả bom nguyên tử trên đất Nhật, khi đối thủ sức đã tàn.
Tổng thống Mỹ Johnson cũng quyết tâm "đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá"
Tổng thống Mỹ Nixon từ tháng 6/1971 cũng đã có ý định ném bom đê điều miền Bắc:
(băng ghi âm từ Nhà Trắng 6/1971 - No Peace No Honor trang 58):
“Haldeman: Cuộc chiến này thất đức hơn hết thẩy những cuộc chiến mà chúng ta đã tham dự vì một lý do là ta đã không muốn tận dụng tiềm lực để chiến thắng.
Nixon: . . ..Khoảng tháng 11 năm nay (1971), tôi sẽ chơi canh bạc táo bạo. Chừng nào ta còn không lực – ta sẽ không bận tâm tới chuyện ngưng ném bom, ta sẽ ném bom đê điều, nhà máy điện (BV), ta sẽ ném bom Hải phòng, (ông đập bàn nói) ta sẽ san bằng cái đất nước khốn nạn đó (tức BV).
Bác Lee nói cũng đúng nhưng trong phạm vi bài viết này em chỉ nói về sự dã man trong chính cái xã hội của nước Mỹ chứ không thèm đề cập đến sự dã man của đế quốc Mỹ đối với nước khác. Người nhà nó với nhau còn dã man đến thế cơ mà! @-)
Delete