(GDVN) – Trước thời kỳ bắt tay trở lại hợp tác với Trung Quốc (TQ), người dân Việt Nam (VN) vẫn thường truyền tai nhau về những câu chuyện xoay quanh việc mua rễ hồi, râu ngô hay ốc bươu vàng của người TQ,… Sau này, khi chúng ta đã thiết lập mối bang giao hữu hảo, mặt hàng mà thương lái TQ săn lùng lại là những nguyên liệu thô dễ tinh chế, nâng cao giá trị như: long nhãn, dưa hấu, thanh long, gỗ sưa, dược liệu... Vì chính sách thu mua của TQ mà có thời cả làng ở VN đi chặt phá rừng, vớt rong mơ tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản hoặc bán dược liệu quý như cho không. Thậm chí, có cả một phong trào nuôi chó Nhật…
Kỳ trước, báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã điểm lại “dụng ý” nham hiểm phía sau những chính sách thu mua khi TQ tận thu mèo để nông dân than khóc vì nạn chuột hay tận diệt sức kéo của dân khi đòi hỏi mua móng trâu với giá “cắt cổ”. Kỳ này, tòa soạn giaoduc.net.vn xin tiếp tục gửi đến độc giả những hành động “khó hiểu” của thương lái nước bạn, cho đến khi “vỡ lẽ”, chúng ta mới ngỡ ngàng: "À, thì ra là như thế!".
5. Cả làng đi chặt tai ngựa, thảm trạng phá rừng diễn ra
Cây su mạ (theo tiếng của người Nùng bản địa, "su" là cái tai, "mạ" là con ngựa) sẽ sống vĩnh viễn với người xứ Lạng ở hầu khắp các huyện, nếu như năm 2008, không có chiến dịch thu mua "tàn nhẫn", quyết liệt của người phía bên kia biên giới. Với giá gần 1.000 đồng/kg gỗ tươi, bán cả cây lớn, cả bó, cả xe công nông, chẳng mấy chốc người đi rừng dễ dàng làm giàu nhờ... phá rừng thật sự.
Ông Hoàng Văn Đồng - Bí thư Đảng ủy xã Gia Cát (Lạng Sơn) lúc đó đã thở dài: Người ta đem các loại phương tiện, kể cả vác, bế, cõng cây tai ngựa ra các điểm thu mua bán cho tư thương. Dòng người đi kìn kìn, nhìn mà phát hãi. Xã tôi có 10 thôn bản, thì có 8 thôn bản, bà con thi nhau đi đẵn tai ngựa về bán. Có người đàn bà đi kiếm "lộc rừng" ở trên đỉnh Mẫu Sơn, mải mê tìm lá, tìm cây đã rơi tõm xuống cái hố sâu cả trăm mét mà người Pháp để lại, chết thê thảm.
Xã Gia Cát có hơn 4.500 dân, gồm 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh. Bà con có truyền thống bảo vệ rừng, với diện tích rừng phủ tới 68% địa bàn. 900 hộ dân ở Gia Cát, thì có tới 800 hộ nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhiều gia đình quản lý tới 20ha rừng đã được cấp "bìa đỏ" hẳn hoi. Tuy nhiên, từ khi có phong trào thu mua cây với giá cao, cả làng đua nhau đi chặt tai ngựa, rừng bị tàn phá thảm khốc, thảm trạng cháy rừng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học đã diễn ra.
Khi tai ngựa sắp hết, người dân ở đây cùng nhớ lại những loài cây đã bị chiến dịch thu mua của tư thương làm cho đã hoặc đang bên bờ vực bị tiệt giống. Ví dụ như cây khải chuông; cây mạy thé, cây sau sau (như một thứ đặc sản để ăn... lẩu).
Tương tự như vậy, ở Mẫu Sơn, theo cán bộ địa phương, mỗi ngày có dăm bảy chục người cơm đùm cơm nắm, luồn rừng đi đẵn cây bùng bay (một loại dược liệu quý) bán sang bên kia biên giới. Các biện pháp quản lý rừng của ngành kiểm lâm - trước nạn khai thác những cây nhỏ, gỗ tạp - là gần như... bất lực. Bởi lâm tặc đi xe máy, cầm dao lội rừng như khách du lịch, đon "củi" (cây bán ra nước ngoài) rất bé, bị đuổi là ném bỏ, vẫy tay chào cán bộ. Cán bộ vừa quay lưng, là họ lại thản nhiên đẵn rừng cõng đi bán.
6. Ồ ạt vớt rong mơ, tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản
Năm 2009, phong trào ồ ạt đi vớt rong mơ bán cho TQ với giá 4.500 đồng/ kg (khô) đã nở rộ ở một số tỉnh ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Không ai biết TQ mua hàng này về làm gì và thực sự giá trị thế nào, chỉ biết với giá mua hiện nay, người đi vớt lẫn người đi gom hàng đều sống khỏe.
Cây rong mơ thường sống bám vào rạn san hô, vốn là chỗ trú ẩn, kiếm ăn, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản. Đến tháng 5 và 6 hàng năm, cây rong mơ già đi phủ tràn lên mặt biển. Lúc này đi vớt rong là được sản lượng cao nhất, lại làm sạch biển, tránh cho tàu bè qua lại không bị gặp nguy hiểm vì quấn rong vào chân vịt. Nhưng do ham muốn kiếm nhiều tiền, bà con đã đổ ra biển vớt rong từ tháng 4, thậm chí tháng 3. Để có rong họ lặn xuống rạn, bứt đứt từng búi rong cũng đồng thời giật vỡ đổ những tảng san hô.
Nhiều người vớt rong thú nhận, “để có thế bứt rong, họ phải đạp chân lên san hô, không tránh khỏi làm sụp đổ rạn san hô, phá vỡ nơi cư trú của tôm cá”… Tình trạng này đã làm môi trường biển ven bờ bị tàn phá, rạn san hô bị phá hủy, các loài hải sản trở nên khan hiếm. Nhiều người than phiền, vài ba năm trước, một đêm đi ven bờ cũng kiểm được vài trăm, vài chục ký cá kình, cà chuồn gành nhưng đến nay, hầu như những loại cá này biến sạch, không còn 1 con.
Với việc thách giá cao, thương lái TQ khiến bà con ngư dân tự ra tay hủy diệt nguồn hải sản ven bờ, nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu cứ tự hủy diệt môi trường sinh thái như thế này, một chục năm nữa, biển Đông sẽ biến thành cái gì, người dân sống nhờ biển sẽ ra sao?”.
7. Bán dược liệu quý rẻ như bán khoai
Nói về chính sách thu mua của TQ, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam cho rằng: Đáng ra, đây là cơ hội để các doanh nghiệp VN xuất khẩu sang TQ kiếm lời, đằng này lại để họ chạy sang bên mình thu gom ở hang cùng ngõ hẻm nữa.
“Ở đây các doanh nghiệp nên tự trách mình. Các anh cứ nghĩ đi tìm thị trường này nọ, mà không để ý đến thị trường này một cách nghiêm túc. Đến khi có vấn đề thì anh lại đổ lỗi cho thị trường này”.
Trước đây, khi người TQ phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người TQ, đặc biệt là vùng Tây Tạng, dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.
Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do người dân am hiểu về thuốc trồng.
Kỳ khôi nhất là chuyện người TQc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Qua tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người TQ nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người TQ rẻ như bán khoai.
Cuối tháng 11/2010, mặc cho mưa rét, từng đoàn người từ khắp nơi vẫn đổ về huyện vùng cao Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc vùng đông Trường Sơn để săn lá cây kim cương, bán cho các đầu nậu thu gom qua Trung Quốc.
Ban đầu, loại cây mọc đầy xung quanh nhà dân này được bán với giá 250.000 đồng/kg nhưng sau giá tăng vọt mỗi ngày, có thời điểm bán được 600.000 - 800.000 đồng/kg, thậm chí lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Có rất nhiều học sinh ở các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Pờ Ê, Măng Cành... (huyện Kon Plông) đã bỏ học vào các khu rừng già để tìm hái cây kim cương.
Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: Tuy chưa rõ công dụng của lá kim cương là thế nào nhưng được thu mua với giá cao như vậy, chắc chắn đây là một loại cây quý, rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu và có kết luận chính thức, để huyện sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển trước khi quá muộn.
8. Cơn sốt đỉa: Thoát nghèo hay hiểm họa?
Gần đây nhất, vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.
Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.
Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.
Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết.
Theo Lương Y đa khoa Phạm Đình Chương (Tây Sơn - Đống Đa), đỉa là loại động vật hút máu, chúng có đặc điểm là sinh sản cực kỳ nhanh. Việc người dân nuôi đỉa khác nào tiếp tay cho loại động vật này sinh sôi thêm.
9. Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3?
Vào tháng 4/2010, phần lớn những cây gỗ sưa của Việt Nam đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
Để tìm hiểu vì sao người Trung Quốc lùng mua ráo riết loại cây mà người Việt không coi trọng, một đoàn khảo sát gồm các nhà khoa học nước ta đã sang TQ tìm hiểu về giá trị gỗ sưa. Tuy nhiên, kết quả thu được là con số không tròn trĩnh. Phía TQ chỉ giải thích chung chung rằng, họ mua gỗ sưa để phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai), từng lái xe thuê nhiều năm cho người TQ, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua TQ, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á cho hay: Người TQ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Ông Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi, gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc) và được biết: Với người TQ, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người TQ đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, ông Lâm mới ngã ngửa lý do tại sao TQ “kín tiếng” như vậy trong việc mua gỗ sưa. Cũng giống như vụ mua cỏ nhung, “khoai lang núi”, xem ra chỉ khi nào lãnh thổ VN hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người TQ thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì?!
Kỳ trước, báo điện tử Giáo Dục Việt Nam đã điểm lại “dụng ý” nham hiểm phía sau những chính sách thu mua khi TQ tận thu mèo để nông dân than khóc vì nạn chuột hay tận diệt sức kéo của dân khi đòi hỏi mua móng trâu với giá “cắt cổ”. Kỳ này, tòa soạn giaoduc.net.vn xin tiếp tục gửi đến độc giả những hành động “khó hiểu” của thương lái nước bạn, cho đến khi “vỡ lẽ”, chúng ta mới ngỡ ngàng: "À, thì ra là như thế!".
5. Cả làng đi chặt tai ngựa, thảm trạng phá rừng diễn ra
Cả làng đi chặt tai ngựa. (Ảnh: LĐ) |
Ông Hoàng Văn Đồng - Bí thư Đảng ủy xã Gia Cát (Lạng Sơn) lúc đó đã thở dài: Người ta đem các loại phương tiện, kể cả vác, bế, cõng cây tai ngựa ra các điểm thu mua bán cho tư thương. Dòng người đi kìn kìn, nhìn mà phát hãi. Xã tôi có 10 thôn bản, thì có 8 thôn bản, bà con thi nhau đi đẵn tai ngựa về bán. Có người đàn bà đi kiếm "lộc rừng" ở trên đỉnh Mẫu Sơn, mải mê tìm lá, tìm cây đã rơi tõm xuống cái hố sâu cả trăm mét mà người Pháp để lại, chết thê thảm.
Xã Gia Cát có hơn 4.500 dân, gồm 3 dân tộc Nùng, Tày, Kinh. Bà con có truyền thống bảo vệ rừng, với diện tích rừng phủ tới 68% địa bàn. 900 hộ dân ở Gia Cát, thì có tới 800 hộ nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhiều gia đình quản lý tới 20ha rừng đã được cấp "bìa đỏ" hẳn hoi. Tuy nhiên, từ khi có phong trào thu mua cây với giá cao, cả làng đua nhau đi chặt tai ngựa, rừng bị tàn phá thảm khốc, thảm trạng cháy rừng, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học đã diễn ra.
Khi tai ngựa sắp hết, người dân ở đây cùng nhớ lại những loài cây đã bị chiến dịch thu mua của tư thương làm cho đã hoặc đang bên bờ vực bị tiệt giống. Ví dụ như cây khải chuông; cây mạy thé, cây sau sau (như một thứ đặc sản để ăn... lẩu).
Tương tự như vậy, ở Mẫu Sơn, theo cán bộ địa phương, mỗi ngày có dăm bảy chục người cơm đùm cơm nắm, luồn rừng đi đẵn cây bùng bay (một loại dược liệu quý) bán sang bên kia biên giới. Các biện pháp quản lý rừng của ngành kiểm lâm - trước nạn khai thác những cây nhỏ, gỗ tạp - là gần như... bất lực. Bởi lâm tặc đi xe máy, cầm dao lội rừng như khách du lịch, đon "củi" (cây bán ra nước ngoài) rất bé, bị đuổi là ném bỏ, vẫy tay chào cán bộ. Cán bộ vừa quay lưng, là họ lại thản nhiên đẵn rừng cõng đi bán.
6. Ồ ạt vớt rong mơ, tự hủy diệt nguồn lợi thủy sản
Năm 2009, phong trào ồ ạt đi vớt rong mơ bán cho TQ với giá 4.500 đồng/ kg (khô) đã nở rộ ở một số tỉnh ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Không ai biết TQ mua hàng này về làm gì và thực sự giá trị thế nào, chỉ biết với giá mua hiện nay, người đi vớt lẫn người đi gom hàng đều sống khỏe.
Cây rong mơ thường sống bám vào rạn san hô, vốn là chỗ trú ẩn, kiếm ăn, sinh đẻ của nhiều loài thuỷ sản. Đến tháng 5 và 6 hàng năm, cây rong mơ già đi phủ tràn lên mặt biển. Lúc này đi vớt rong là được sản lượng cao nhất, lại làm sạch biển, tránh cho tàu bè qua lại không bị gặp nguy hiểm vì quấn rong vào chân vịt. Nhưng do ham muốn kiếm nhiều tiền, bà con đã đổ ra biển vớt rong từ tháng 4, thậm chí tháng 3. Để có rong họ lặn xuống rạn, bứt đứt từng búi rong cũng đồng thời giật vỡ đổ những tảng san hô.
Người dân đâu biết rằng: Vớt rong mơ hủy diệt nguồn lợi thủy sản |
Với việc thách giá cao, thương lái TQ khiến bà con ngư dân tự ra tay hủy diệt nguồn hải sản ven bờ, nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu cứ tự hủy diệt môi trường sinh thái như thế này, một chục năm nữa, biển Đông sẽ biến thành cái gì, người dân sống nhờ biển sẽ ra sao?”.
7. Bán dược liệu quý rẻ như bán khoai
Nói về chính sách thu mua của TQ, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích và dự báo Thị trường Việt Nam cho rằng: Đáng ra, đây là cơ hội để các doanh nghiệp VN xuất khẩu sang TQ kiếm lời, đằng này lại để họ chạy sang bên mình thu gom ở hang cùng ngõ hẻm nữa.
“Ở đây các doanh nghiệp nên tự trách mình. Các anh cứ nghĩ đi tìm thị trường này nọ, mà không để ý đến thị trường này một cách nghiêm túc. Đến khi có vấn đề thì anh lại đổ lỗi cho thị trường này”.
Trước đây, khi người TQ phát hiện ra cây cỏ nhung, một loại cây mà người TQ, đặc biệt là vùng Tây Tạng, dùng nhiều để điều trị ung thư, tăng cường sức khỏe, có ở rừng Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 2.000m trở lên, họ đã tìm sang thu mua.
Họ mang cây cỏ nhung đó sang gặp đồng bào người H’Mông, những người leo núi rất khỏe và đề nghị đồng bào tìm cho họ những cây giống như thế. Lúc đầu, họ mua với giá 50 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, họ nâng lên 100 ngàn đồng/kg, rồi tới 500 ngàn đồng. Bây giờ, khi loại cây này đã cực kỳ quý hiếm, họ đã nâng lên tới 1 triệu đồng/kg, gồm cả rễ lẫn đất. Tuy nhiên, khi phần lớn người dân ở Lào Cai biết công dụng và giá trị của cây cỏ nhung, thì loài cây này gần như đã tuyệt diệt. Khắp dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ còn vài khu vườn nho nhỏ có cỏ nhung, do người dân am hiểu về thuốc trồng.
Kỳ khôi nhất là chuyện người TQc sang Lào Cai thu mua… “khoai lang núi”. Họ cũng cầm một loại củ, có thân ngoằn ngoèo như con rắn, mỗi đốt thân dài chừng nửa cm sang Lào Cai gặp đồng bào H’Mông. Họ bảo rằng, họ cần thu mua những củ “khoai lang núi” này để… ăn chống đói.
Thế là, đồng bào ầm ầm vào rừng Hoàng Liên Sơn, đào bới không biết bao nhiêu “khoai lang núi”, hết tấn nọ đến tấn kia, bán cho người ta. Lúc đầu, giá mỗi kg “khoai lang núi” chỉ vài chục ngàn, rồi tăng lên vài trăm ngàn đồng. Khi người Trung Quốc nâng giá “khoai lang núi” lên vài triệu một kg, thì có "bói" cũng chả tìm ra củ nào nữa.
Qua tìm hiểu, mới vỡ lẽ ra rằng, cái củ mà đám con buôn người TQ nói với đồng bào H’Mông là “khoai lang núi” thực ra là thiết trúc nhân sâm. Đây là một loại sâm mà thân có đốt như cây trúc, nhưng đốt rất ngắn. Mỗi năm, cây sâm này chỉ ra một đốt. Đồng bào ta đã hăng hái nhổ những củ sâm có tuổi hàng trăm năm trời, quý ngang sâm Ngọc Linh và sâm Triều Tiên, bán cho người TQ rẻ như bán khoai.
Cuối tháng 11/2010, mặc cho mưa rét, từng đoàn người từ khắp nơi vẫn đổ về huyện vùng cao Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thuộc vùng đông Trường Sơn để săn lá cây kim cương, bán cho các đầu nậu thu gom qua Trung Quốc.
Học trò còn bỏ học để đi săn lá cây kim cương. |
Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Huỳnh Tấn Phục cho biết: Tuy chưa rõ công dụng của lá kim cương là thế nào nhưng được thu mua với giá cao như vậy, chắc chắn đây là một loại cây quý, rất cần các nhà chuyên môn nghiên cứu và có kết luận chính thức, để huyện sớm có chủ trương bảo tồn và phát triển trước khi quá muộn.
8. Cơn sốt đỉa: Thoát nghèo hay hiểm họa?
Gần đây nhất, vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.
Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.
Nhiều người dân có ý định nuôi đỉa - loài hút máu người để bán sang TQ vì giá cao. |
Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết.
Theo Lương Y đa khoa Phạm Đình Chương (Tây Sơn - Đống Đa), đỉa là loại động vật hút máu, chúng có đặc điểm là sinh sản cực kỳ nhanh. Việc người dân nuôi đỉa khác nào tiếp tay cho loại động vật này sinh sôi thêm.
9. Vì sao gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3?
Vào tháng 4/2010, phần lớn những cây gỗ sưa của Việt Nam đều đã bị triệt hạ do “sưa tặc” và những kẻ tham lam. Đã có cả cán bộ tiếp tay cho “sưa tặc” để kiếm lời. Đỉnh điểm của cơn sốt gỗ sưa là vụ bán đấu giá hơn 300kg lõi gỗ sưa ở sân UBND xã Tuân Chính (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc). Hơn 300kg lõi gỗ sưa thu được từ cây sưa bị đốn hạ trong sân ủy ban đã được một người mua với giá 1,3 tỷ đồng. Rồi cây sưa thủng gốc ở trụ sở Tỉnh ủy Vĩnh Yên đã được một lái buôn trả giá tới 1,5 tỷ đồng mà chưa mua được. Như vậy, một mét khối lõi gỗ sưa có giá trị thực tới 11 tỷ đồng (một mét khối nặng chừng 2,5 tấn). Quả là khủng khiếp!
Đi săn gỗ sưa vì gỗ sưa có giá 11 tỷ đồng/m3. |
Tuy nhiên, ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai), từng lái xe thuê nhiều năm cho người TQ, chở hàng từ Lào Cai xuyên qua TQ, lên Tây Tạng, sang tận vùng Tây Á cho hay: Người TQ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu từ nước ngoài. Không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao.
Ông Lâm đã sang tận Trung Quốc để dò hỏi, gặp trực tiếp Tiến sĩ, Thiếu tướng quân y Vương Đức Tài, Chủ nhiệm Trung tâm thuốc Trung Y (Trung Quốc) và được biết: Với người TQ, ngoài việc sử dụng gỗ sưa làm mộc như các loại gỗ quý khác, thì gỗ sưa còn có dược tính, đặc biệt quan trọng là trị được căn bệnh viêm xương quái đản. Từ lâu, người TQ đã chiết xuất từ lõi cây sưa đỏ ra một hoạt chất và dùng hoạt chất này điều trị bệnh viêm xương rất hiệu quả.
Nghe vị tướng đứng đầu một trung tâm dược phẩm nói thế, ông Lâm mới ngã ngửa lý do tại sao TQ “kín tiếng” như vậy trong việc mua gỗ sưa. Cũng giống như vụ mua cỏ nhung, “khoai lang núi”, xem ra chỉ khi nào lãnh thổ VN hết sạch gỗ sưa, may ra mới biết rõ người TQ thu mua gỗ sưa với giá cắt cổ để làm gì?!
vì sao khoogn thấy phuong, xa, hay các ban lãnh đạo các ngành có tránh nhiệm quản lý, làm chặt cái vụ choi xấu này của TQ nhi?
ReplyDelete